Tìm kiếm tin tức
Thông tin đơn vị
Cải cách hành chính
Lĩnh vực chuyên môn
 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.074.291
Truy cập hiện tại 46 khách
Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Ngày cập nhật 23/10/2023

Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, địa phương; đặc biệt là vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá XII), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025.

2. Các Sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể; tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng gắn với trách nhiệm cá nhân và phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ tại kế hoạch này.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế và các địa phương

Triển khai có hiệu quả Đề án Truyền thông, quảng bá tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Tập trung xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, hoàn thành bộ phim “Thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế” để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, hành động, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đối với chủ trương, đường lối xây dựng, phát triển tỉnh, xác định nhiệm vụ xây dựng Thành phố trực thuộc Trung ương là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển toàn diện tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tiếp theo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương

- Tập trung rà soát, phân tích, đánh giá toàn diện, đầy đủ những kết quả đạt được về mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các chương trình, dự án trọng điểm; các khó khăn, hạn chế và nguyên nhân; kịp thời tham mưu đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, mang tính đột phá để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

- Chủ động rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách, nhất là các giải pháp hoàn thiện, tháo gỡ vướng mắc liên quan các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng,… Chủ động có giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Tập trung các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xã hội, nhất là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực FDI.

- Tập trung đôn đốc, theo dõi, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công, các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH của Chính phủ, 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia; phối hợp các cơ quan, địa phương rà soát, xử lý dứt điểm các vướng mắc trong thủ tục đầu tư công, công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư,…; thường xuyên rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ, nhất là các dự án trọng điểm, có kế hoạch vốn lớn.

- Tiếp tục tăng cường công tác rà soát, giám sát tiến độ các dự án ngoài ngân sách theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh. Tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của 04 Tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công.

3. Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII)

3.1 Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh phối hợp với các Sở, ngành, địa phương

- Tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả Kế hoạch 231/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế; thực hiện tốt thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương:

(1) Thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý thu, chi ngân sách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong điều hành ngân sách, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả,... Theo dõi, tổng hợp chỉ tiêu thu NSNN trên địa bàn để báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo các giải pháp thực hiện nhằm phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch thu ngân sách Nhà nước năm 2023 trên 13.000 tỷ đồng.

(2) Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng chặt chẽ, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật về tài sản công, nhất là đất đai, trụ sở,...; rà soát, thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

3.2 Khẩn trương xây dựng hoàn thành, bảo đảm chất lượng, tiến độ các quy hoạch, đề án đã được đề ra, trọng tâm là:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý IV/2023.

- Sở Xây dựng: Hoàn thành Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý IV/2023 và Đề án đề nghị công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý I/2024.

- Sở Nội vụ: Hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong Quý II/2024.

4. Sở Công thương chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương

- Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ, trọng tâm là tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp đảm bảo ổn định sản xuất.

- Phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hạ tầng triển khai thực hiện dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp như: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Gilimex; KCN Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1; Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Phong Điền-Viglacera và Đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải-KCN Phong Điền; KCN và khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây,...

- Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện hiệu quả các chính sách xúc tiến thương mại, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

5. Các Sở: Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Y tế, Giáo dục & Đào tạo, Khoa học & Công nghệ phối hợp với các Sở, ngành và địa phương: Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy và các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về: Văn hoá - du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo, an sinh phúc lợi xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 21/8/2023 của HĐND tỉnh về Quy định các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện A Lưới và các Sở, ngành liên quan tập trung ưu tiên nguồn lực, quyết tâm đưa huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo Quốc gia trong năm 2024.

7. Bộ Chỉ huy: Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương

- Chủ động nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ, không để hình thành “điểm nóng” trên địa bàn; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống; tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Công an tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án 06/CP về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trọng tâm là triển khai Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

8. Các Sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện các nội dung

- Tập trung quán triệt, xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung tại Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh. Chủ động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai Danh mục các công trình, dự án phấn đấu khởi công, hoàn thành để bảo đảm mục tiêu hoàn thành đề án thành phố trực thuộc Trung ương (Danh mục dự án đính kèm Kế hoạch này).

- UBND các huyện, thị xã, thành phố:

(i) Tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác chỉnh trang đô thị, bảo đảm cảnh quan môi trường xanh - sạch - sáng - không rác thải, tăng cường trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường, công viên, tạo điểm nhấn, ấn tượng tốt đẹp đối với mọi người dân, du khách.

(ii) Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nêu cao ý thức, trách nhiệm, tích cực triển khai sâu rộng, thiết thực, lan tỏa mạnh mẽ phong trào "Ngày chủ nhật Xanh", "Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo", cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh",...

(iii) Kịp thời phát hiện, động viên, khen thưởng các gương người tốt việc tốt, các mô hình hay để xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình, tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn xã hội.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện các nội dung được giao tại Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (để b/c);

- CT và các PCT UBND tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- VP: CVP, các PCVP và CV;

- Lưu: VT, XT, XDCB, QH.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Phan Quý Phương

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày