Tìm kiếm tin tức
Thông tin đơn vị
Cải cách hành chính
Lĩnh vực chuyên môn
 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.074.291
Truy cập hiện tại 233 khách
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 23/03/2023
CCHC tỉnh

Ngày 17/3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 582/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

   Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), gồm các thành viên có tên sau:

   1. Trưởng ban: Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh.

   2. Phó Trưởng ban Thường trực: Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

   3. Phó Trưởng ban: Giám đốc Sở Nội vụ.

   4. Các thành viên:

   - Chánh Văn phòng UBND tỉnh;

   - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;

   - Giám đốc Sở Tài chính;

   - Giám đốc Sở Tư pháp;

   - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

   - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

   - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;

    - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    - Giám đốc Sở Y tế;

   - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

   - Phó Giám đốc Công an tỉnh (phụ trách Đề án 06);

   - Phó Giám đốc Sở Nội vụ (phụ trách Cải cách hành chính).

   Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo

   1. Chức năng: Ban Chỉ đạo cải cách hành chính là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch UBND tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm tra các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Trung ương và của tỉnh.

   2. Nhiệm vụ, quyền hạn

   a) Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của tỉnh; cho ý kiến về dự thảo đề án, chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh.

   b) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo triển khai, phối hợp giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh có liên quan đến công tác cải cách hành chính.

   c) Đề xuất các giải pháp nâng cao các Chỉ số của tỉnh: Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số Chuyển đổi số (DTI) và các chỉ số khác.

   d) Tổng hợp, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính của tỉnh.

   đ) Nghiên cứu, đánh giá và kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản, quy định thuộc lĩnh vực cải cách hành chính theo quy định.

   e) Yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

   g) Thành lập Tổ giúp việc giúp Ban Chỉ đạo theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh.

   h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

   Điều 3. Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo

   1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực được sử dụng con dấu của UBND tỉnh; Phó Trưởng ban được sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

   2. Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng ban Chỉ đạo ban hành.

   3. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.

   Điều 4. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo

   Sở Nội vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm:

   1. Bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, được sử dụng công chức của Sở để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

   2. Tham mưu thành lập Tổ giúp việc và xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo trình Trưởng ban xem xét, ban hành.  

   3. Lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo hàng năm.

   Điều 5. Kinh phí hoạt động

   Nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Sở Nội vụ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

   Điều 6. Điều khoản thi hành

   1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

   2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

(Chi tiết có file Quyết định kèm theo)

Tập tin đính kèm:
NĐV Minh
Các tin khác
Xem tin theo ngày