Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội nghị triển khai, tập huấn Dự án 513 trên địa bàn huyện Phong Điền
Ngày cập nhật 03/11/2017

Ngày 02/11/2017, tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, Sở Nội vụ phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức triển khai tập huấn Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” (gọi tắt là Dự án 513) trên địa bàn huyện.

Đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị có đồng chí Bạch Chơn Đông - Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ; đồng chí Nguyễn Văn Cho - Phó Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Đinh Công Hưởng - Phó Giám đốc Xí nghiệp Tài nguyên và Môi trường1 (đơn vị thi công Dự án của tỉnh); đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường; Lãnh đạo và chuyên viên các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện cùng Chủ tịch UBND và Công chức Địa chính - Xây dựng của 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Đồng chí Bạch Chơn Đông, phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, đồng chí Bạch Chơn Đông đã phát biểu, khái quát và quán triệt một số nội dung liên quan đến việc triển khai Dự án 513 trên địa bàn huyện như sau:

Phong Điền là huyện cực Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Phong Điền là một trong những đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế có tuyến địa giới hành chính phức tạp nhất tỉnh; Phía Tây giáp với tỉnh Quảng Trị; phía Nam giáp với huyện A Lưới và thị xã Hương Trà, phía Bắc thì giáp Quảng Trị và biển Đông; Phía Đông thì giáp với huyện Quảng Điền và biển Đông; bên cạnh đó, huyện Phong Điền là huyện có số đơn vị hành chính tương đối lớn với 16 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 15 xã và 01 thị trấn; có 05 xã vùng ven biển). Cụ thể, toàn huyện có 64 tuyến địa giới hành chính, gồm:

          - Có 28 tuyến địa giới hành chính nội huyện (cấp xã), tổng chiều dài là 195,832 km; các tuyến địa giới chủ yếu đi trên đất liền;

          - Có 22 tuyến ĐGHC ngoại huyện (cấp xã), tổng chiều dài là 112,199 km; trong đó: giáp với huyện A Lưới có 06 tuyến; giáp với thị xã Hương Trà có 05 tuyến (đi trên sông); giáp với huyện Quảng Điền có 11 tuyến.

          - Đặc biệt, có 14 tuyến địa giới cấp xã trùng lên tuyến địa giới cấp huyện, tỉnh với tổng chiều dài là 86,492 km (Giữa: Xã Điền Hương, Điền Hòa, Phong Bình, Phong Thu và Phong Mỹ giáp với các xã Hải Dương, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Sơn, Hải Phúc, Hải Chánh của huyện Hải Lăng và xã Tà Long, Húc Nghì của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị).

Đồng chí Bạch Chơn Đông cũng nhấn mạnh, theo hồ sơ 364, sau khi triển khai thành lập bộ hồ sơ bản đồ địa giới hành chính, toàn huyện có 57 mốc địa giới hành chính cấp xã (gồm mốc 2 mặt và 3 mặt cấp xã), mốc địa giới hành chính cấp huyện và mốc địa giới hành chính cấp tỉnh. Hiện nay, theo báo cáo của UBND huyện và rà soát thực tế của đơn vị thi công, số lượng mốc còn tồn tại, ổn định trên địa bàn huyện còn 20 mốc và 34 mốc đã mất; có 03 mốc đang ở tình trạng hư hỏng cần sửa chữa; vì vậy trong lần nay, khi triển khai thực hiện Dự án 513 sẽ tiến hành xác định cụ thể, đo vẽ hiện trạng và tổ chức cắm lại các mốc địa giới hoặc dự kiến tăng dày thêm một số mốc để các địa phương thuận tiện trong công tác quản lý ĐGHC sau này.

 

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Về các tuyến địa giới hành chính:

* Nội huyện: Theo báo cáo của huyện Phong Điền, trên địa bàn huyện có nhiều điểm xảy ra chồng lấn về đường địa giới hành chính hoặc không xác định được đường địa giới hành chính, cụ thể: Khu vực giáp ranh giữa thôn Hiền An 3, Hiền An 1, xã Phong Xuân và thôn Hiền An, thôn Phổ Lại, xã Phong Sơn; khu vực địa giới hành chính giữa hai xã Điền Môn và Điền Lộc; Khu vực tuyến địa giới hành chính giữa xã Điền Môn, Điền; khu vực địa giới hành chính giữa hai thôn Đức Phú, xã Phong Hòa và thôn Lương Mai, xã Phong Chương và một số điểm còn chưa rõ trên thực địa; tuy nhiên, trong thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND các xã triển khai, hiệp thương, xác định đường địa giới. Đến nay, 100% tuyến địa giới nội huyện không có xảy ra tranh chấp, hay chồng lấn về địa giới hành chính.

Có thể nói, Phong Điền là huyện duy nhất trên địa bàn tỉnh tiến hành hiệp thương, xác định đường địa giới một cách cụ thể, rõ ràng và mang lại hiệu quả cao. Đây là một thuận lợi rất lớn khi thực hiện Dự án 513 này, trong quá trình triển khai sẽ chỉ tiến hành bổ sung chôn mốc địa giới mới (nếu có mất hoặc hư hòng) và mô tả lại đường địa giới cụ thể trên thực địa để thuận tiện cho các địa phương trong công tác quản lý ĐGHC.

* Đối với tuyến ngoại huyện: Tuyến ngoại huyện của Phong Điền còn có một số điểm, khu vực mất mốc nên chưa xác định cụ thể được đường địa giới (09 điểm, khu vực), tuy nhiên Sở Nội vụ và UBND các huyện, xã đã tiến thành rà soát, hiệp thương giải quyết; đến nay tương đối ổn định, cụ thể như: Khu vực thôn Ô Sa, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền và thôn Cao Xá, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền; khu vực Quy hoạch Nghĩa địa xã Phong Hiền, huyện Phong Điền và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền; khu vực đoạn số 6, tuyến địa giới giữa xã Phong Hiền, huyện Phong Điền và xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền; khu vực ranh giới giữa thôn Truông Cầu, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền và thôn Nam Dương, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền; khu vực ranh giới giữa 03 xã Quảng Thái, Quảng Lợi, huyện Quảng Điền và Phong Chương, huyện Phong Điền; khu vực ranh giới hành chính giữa xã Phong Chương, huyện Phong Điền và xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền; khu vực địa giới hành chính giữa xã Điền Hòa, huyện Phong Điền và xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền; khu vực ranh giới trên phá Tam Giang giữa các xã Điền Hòa, Điền Hải, huyện Phong Điền và Quảng Lợi, Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền; Khu vực ranh giới trên phá Tam Giang giữa các xã Quảng Công, Quảng Thành, Quảng An, huyện Quảng Điền và Hương Phong, Hải Dương, thị xã Hương Trà

Riêng đối với các tuyến ĐGHC khác, đa số đường địa giới hành chính đi qua các đỉnh núi cao, khe suối hoặc giữa đầm phá chỉ được đánh dầu bằng các điểm đặc trưng cụ thể thì trong quá thực hiện Dự án trên địa bàn huyện, những tuyến này chúng ta chỉ cần xác định lại trên bản đồ hoặc các biện pháp kỹ thuật nội nghiệp, từ đó xác định đường địa giới với các huyện giáp ranh theo bản đồ 364.

* Đối với tuyến ngoại tỉnh: Tỉnh ta vẫn còn 02 điểm tranh chấp với tỉnh Quảng Trị, cụ thể

- Thứ nhất: Điểm địa giới hành chính giữa xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế với xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

- Thứ hai, điểm địa giới hành chính giữa xã Phong Mỹ, Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với xã Hải Ba, Hải Xuân, Hải Hòa, Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Riêng huyện Phong Điền giáp với các huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; đa số tuyến địa giới đã ổn định, tuy nhiên trong thời gian qua vẫn còn tồn tại hai điểm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị chưa giải quyết được: Giữa xã Phong Mỹ, Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với xã Hải Ba, Hải Xuân, Hải Hòa, Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Riêng các tuyến này, hiện nay vẫn chờ các cơ quan ở Trung ương giải quyết trong thời gian sắp đến.

Ngoài các thực trạng quản lý hiện nay; đồng chí Bạch Chơn Đông cũng nói rõ các yêu cầu và mục tiêu của Dự án 513; nêu ra một số phương pháp, các bước tiến hành hiệp thương, giải quyết tranh chấp đất đai (nếu có) giữa các địa phương; phương pháp xác định lại đường địa giới hành chính bị phá vỡ, biến dạng do tác động của điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội...., một số nội dung về kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm 513 cũng như các nội dung khác liên quan đến các hạng mục công việc của Dự án 513.

Tại Hội nghị, đại diện các phòng, ban cùng Chủ tịch UBND và công chức Địa chính của 16 xã, thi trấn trên địa bàn huyện cũng được phổ biến Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 12/10/2017 của UBND huyện về việc triển khai Dự án Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp trên địa bàn huyện Phong Điền; về phía đơn vị thi công cũng phổ biến các quy trình kỹ thuật và trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình triển khai các hạng mục công việc của Dự án 513.

Qua các nội dung triển khai, các đại biểu tham dự đã thảo luận và nhiều ý kiến đề nghị cũng như thắc mắc, cụ thể như: Trong quá trình thực hiện Dự án, cần xác định lại các vị trí còn chồng lấn do quá trình xâm canh, xâm cư của người dân, những sai sót khi thực hiện chỉ thị 364; đề nghị tăng dày thêm các mốc địa giới để các địa phương thuận tiện trong công tác địa giới, dễ nhận biết được trên thực địa…. Các ý kiến đều được đơn vị thi công và các phòng chuyên môn UBND huyện giải đáp và cụ thể sẽ thực hiện trong quá trình triển khai Dự án.

Đại biểu cho ý kiến tại Hội nghị

Đồng chí Nguyễn Văn Cho, PCT UBND huyện phát biểu tại Hội nghị

Qua các nội dung triển khai, ý kiến của các đại biểu; tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Cho - Phó Chủ tịch UBND huyện đã quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm của Dự án 513 và chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và Chủ tịch UBND 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện nghiêm túc triển khai thực hiện Dự án 513, nâng cao vai trò trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Phòng Nội vụ, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Đơn vị thi công: Bố trí thời gian, tham gia đầy đủ, nghiêm túc trong quá trình hiệp thương, khảo sát thực địa, đo vẽ tuyến địa giới hành chính giữa các xã, thị trấn. Rà soát, đối chiếu cụ thể các tuyến địa giới hành chính của xã, thị trấn mình từ bộ hồ sơ địa giới 364 hệ HN-72 hiện đang quản lý lên bản đồ địa giới hệ tọa độ VN 2000. Tiến hành rà soát lại toàn bộ các mốc địa giới hành chính  thuộc phạm vi quản lý của địa phương và nhu cầu tăng dày các điểm mốc (nếu cần thiết) báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Sở Nội vụ để tạo thuận lợi trong công tác quản lý địa giới hành chính của các xã, thị trấn; bên cạnh đó, tập trung rà soát các văn bản hướng dẫn, tiến hành các công việc kiểm tra, nghiệm thu các sản phẩm của Dự án theo đúng quy trình, thủ tục đã quy định.

Dự kiến, bộ hồ sơ, bản đồ gốc thực địa sẽ bàn giao cho các địa phương kiểm tra, bổ sung vào cuối Quý IV, năm 2017.

Toàn cảnh Hội nghị

LT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.074.291
Truy cập hiện tại 290 khách