Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Giới thiệu một số mẫu tiền, giấy bạc Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 qua tài liệu lưu trữ
Ngày cập nhật 14/04/2016

Từ tài liệu lưu trữ, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả một số mẫu tiền, giấy bạc Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

Mỗi quốc gia đều có một đồng tiền riêng làm công cụ để giao dịch phục vụ trao đổi, buôn bán nhu, yếu phẩm hàng ngày giữa mọi tầng lớp trong xã hội với nhau, giữa nước này với nước khác. Điều này cũng thể hiện sự ổn định về mặt tài chính của mỗi quốc gia. Xuôi dòng lịch sử để thấy đã có rất nhiều thay đổi trong việc in ấn đối với đồng tiền của nước Việt Nam. Dưới thời kỳ phong kiến, mỗi triều đại nước ta thường cho đúc một loại tiền riêng, bao gồm tiền đồng, tiền kẽm, tiền sắt, tiền giấy. Giữa thế kỷ XIX, Pháp xâm chiếm Đông Dương, Đông Dương thuộc Pháp, đơn vị tiền tệ cả khu vực là Piastre, thường gọi là “bạc”. Ngân hàng Đông Dương cũng phát hành cả tiền giấy. Tờ tiền giấy in hình 3 thiếu nữ với những bộ trang phục truyền thống của 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam.

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 31 tháng 01 năm 1946 Chính phủ ra Sắc lệnh số 18b cho phép Ủy ban hành chính Trung Bộ phát hành đồng bạc giấy Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào. Ngày 13 tháng 8 năm 1946, Chính phủ ra Sắc lệnh 154/SL cho phép phát hành đồng bạc giấy Việt Nam tại Bắc Trung bộ và đến Kỳ họp thứ 2 (tháng 11/1946), Quốc hội đã quyết định lưu hành giấy bạc Việt Nam trong toàn quốc thay thế giấy bạc Đông Dương. Như vậy, nhân dân Việt Nam bắt đầu xây dựng nền tài chính độc lập của mình.    

Ngày 15 tháng 5 năm 1947, Chính phủ ra Sắc lệnh 48/SL cho phép lưu hành trong cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng. Giấy bạc Tài chính thời kì này một mặt in chữ “Việt nam Dân chủ Cộng hoà” và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt in hình Công - Nông - Binh và bộ đội ở chiến trường. Trên giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Ả rập, chữ Quốc ngữ và chữ Hán.

Đường nét và hình vẽ trên mỗi mẫu giấy bạc đơn sơ, giản dị nhưng vẫn phản ánh được khí thế quyết tâm của quân và dân ta trong sản xuất và chiến đấu. Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh được đưa vào tất cả các mẫu tiền nên cũng được nhân dân gọi là Giấy bạc Cụ Hồ. Tuy ra đời trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và thiếu thốn nhưng các mẫu tiền này cũng có đầy đủ chữ kí của những người có trách nhiệm và được phát hành, phục vụ kịp thời cho công cuộc kháng chiến kiến quốc lúc đó. Công việc vẽ mẫu giấy bạc, in ấn và phát hành do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng trực tiếp phụ trách.

Ngày 5 tháng 6 năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành lập và phát hành giấy bạc ngân hàng. Trong từng thời kỳ, tiền, giấy bạc Việt Nam có những sự thay đổi phù hợp. Giấy bạc ngân hàng có các loại mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1.000 và 5.000 đồng. Mặt khác, do chiến tranh, gặp nhiều khó khăn, Trung Bộ và Nam Bộ được phát hành tiền riêng, có mệnh giá 1, 5, 20, 50 và 100 đồng. Hình ảnh trang trí tương tự nhưng có thêm chữ kí của Chủ tịch Uỷ Ban kháng chiến Nam Bộ, đại diện Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ. Từ tài liệu lưu trữ, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả một số mẫu tiền, giấy bạc Việt Nam từ 1945-1975. Đây là những tờ tiền, mẫu giấy bạc được in màu trên chất liệu giấy, đã bị phai mờ theo thời gian, song nó là một phần phản ánh tình hình kinh tế, tài chính của nhà nước ta sau Cách mạng Tháng Tám để chúng ta thấy được rõ nét hơn về sự thay đổi của đồng tiền Việt Nam, đồng thời, nhằm nâng cao phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ.

 

Phiếu tiếp tế mệnh giá một đồng 
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 440

   Giấy bạc Việt Nam mệnh giá năm đồng
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

 

 

   Giấy bạc Việt Nam mệnh giá mười đồng    
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

   Giấy bạc Việt Nam mệnh giá hai mươi đồng
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

 

 

  Giấy bạc Việt Nam mệnh giá hai mươi đồng
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

Giấy bạc Việt Nam mệnh giá năm mươi 
đồng giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

 

 

Giấy bạc Việt Nam mệnh giá năm mươi đồng 
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

Giấy bạc Việt Nam mệnh giá năm mươi đồng 
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

 

 

  Giấy bạc Việt Nam mệnh giá một trăm đồng
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

  Giấy bạc Việt Nam mệnh giá một trăm đồng
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

 

 

   Giấy bạc Việt Nam mệnh giá một trăm đồng
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

   Giấy bạc Việt Nam mệnh giá hai trăm đồng
giai đoạn 1945-1950

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

 

 

Giấy bạc Việt Nam mệnh giá một đồng
giai đoạn 1951 - 1975

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 440

   Giấy bạc Việt Nam mệnh giá một đồng
giai đoạn 1951-1975

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 440

 

 

   Giấy bạc Việt Nam mệnh giá một đồng
giai đoạn 1951 - 1975

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 440

Giấy bạc Việt Nam mệnh giá năm đồng
giai đoạn 1951 - 1975

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 440

 

 

Giấy bạc Việt Nam mệnh giá năm đồng
giai đoạn 1951 - 1975

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ  440

   Giấy bạc Việt Nam mệnh giá hai đồng
giai đoạn 1951 - 1975

TTLTQG III, Khối tài liệu sưu tầm, hồ sơ 441

 

Văn Phương (Theo archives.gov.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.074.291
Truy cập hiện tại 530 khách